Phân biệt chữ ký số và chữ ký điện tử
Chữ ký số và Chữ ký điện tử thường hay bị nhầm lẫn, gọi tên thay thế cho nhau nhưng về bản chất, đây là hai loại chữ ký khác hẳn nhau. Chữ ký số chỉ là một dạng của Chữ ký điện tử và ngược lại, Chữ ký điện tử bao hàm cả Chữ ký số.
1) Điểm giống nhau giữa Chữ ký số và Chữ ký điện tử
Chữ ký số và chữ ký điện tử để thay thế cho chữ ký tay, con dấu của cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp khi giao dịch trên môi trường điện tử, mang đến nhiều lợi ích cho khách hàng sử dụng nên có rất nhiều điểm chung giống nhau:
Có giá trị pháp lý theo quy định của pháp luật;
Giúp việc lập hồ sơ, báo cáo thuế trực tuyến của doanh nghiệp thuận lợi hơn;
Giúp đơn giản hóa quy trình làm việc, linh hoạt trong cách ký kết tài liệu;
Giúp tiết kiệm thời gian và chi phí khi thực hiện giao dịch điện tử;…
2) Điểm khác biệt giữa Chữ ký số và Chữ ký điện tử
3) Khi nào nên sử dụng Chữ ký số hoặc Chữ ký điện tử
Trường hợp sử dụng Chữ ký số: Với tính chất và khả năng bảo mật cao, nên sử dụng chữ ký số trong các tài liệu, hợp đồng quan trọng như:
Các giao dịch thương mại điện tử;
Email quan trọng để xác nhận người gửi thư tới đối tác;
Đầu tư chứng khoán trực tiếp;
Chuyển tiền, thanh toán;
Đóng bảo hiểm trực tuyến;
Ký hợp đồng điện tử;…
Trường hợp sử dụng Chữ ký điện tử
Cam kết gửi bằng EmailCác số định danh cá nhân khi nhập/rút tiền;
Ký bằng bút điện tử ở các thiết bị cảm ứng. quầy thanh toán,…
Kê khai hải quan điện tử;
Nộp thuế trực tuyến;
Kê khai bảo hiểm xã hội